“Mời người lên xe, về miền quá khứ”

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 
saigon55

“Mời người lên xe, về miền quá khứ” – Phần 1: Sài Gòn năm 1955

Xin mượn một câu hát nổi tiếng trong nhạc Phạm Duy, trong loạt bài viết đưa độc giả “về miền quá khứ” này, chúng tôi xin kể lại, và lật lại những tấm ảnh xưa của Sài Gòn từ những năm 1955 đến 1975.

Trong phần đầu tiên, xin lật lại những hình ảnh đẹp nhất của Sài Gòn năm 1955, ngay sau hiệp định Geneve không lâu.

Đây là năm xảy ra rất nhiều biến động trong lịch sử đất nước. Trước đó không lâu, đã có gần 1 triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam sinh sống. Đó là thời gian mà hiệp định Geneve vừa được ký kết để đình chiến giữa các bên, chọn vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời trong khi chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

1955 13
Đường Trần Hưng Đạo – Trụ sở Phủ tổng ủy di cư và tỵ nạn, phụ trách vấn đề di cư năm 1954. Ở vị trí ngày ngày nay là trụ sở của Công an TPHCM.

Khoản a, điều 14 ghi rõ: “Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy.”

1955 41
Phủ tổng ủy di cư và tỵ nạn năm 1955

Thời điểm này, quân đội của Quốc Gia Việt Nam được tập hợp ở phía nam vỹ tuyến. Quốc Gia Việt Nam lúc này vẫn là do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu và điều hành chính phủ là thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Đầu năm 1955, nội thành Sài Gòn có sự xung đột quân sự giữa lực lượng Bình Xuyên của Lê Văn Viễn và chính phủ Ngô Đình Diệm.

Tháng 4 năm 1955, quân Bình Xuyên tấn công thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn – Chợ Lớn và rút về Rừng Sác.

Trong hình dưới đây là Đại lộ Trần Hưng Đạo vốn là một trong những con đường sầm uất nhất của Sài Gòn, đã bị trống vắng trong thời gian xung đột giữa quân Bình Xuyên và quân đội Quốc Gia.

1955 28

1955 27

1955 24

1955 30

Thời điểm này, để đánh dấu việc giành được độc lập từ Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ đường mang tên Pháp sang tên Việt. Đường Trần Hưng Đạo chỉ 1 năm trước đó còn mang tên là Galliéni.

1955 31
Một buổi mít tinh chính trị tại rạp Nguyễn Văn Hảo yêu cầu truất phế quốc trưởng Bảo Đại

Năm 1955 cũng là thời điểm mà hố sâu ngăn cách giữa quốc trưởng và thủ tướng ngày càng lớn, và đến tháng 10 năm 1955, quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất khi cựu hoàng này đang ở nước Pháp.

1955 10
Mít ting ủng hộ Ngô Đình Diệm và đòi truất phế Bảo Đại tháng 10 năm 1955 tại quảng trường chợ Bến Thành

Ngay sau đó, ông Ngô Đình Diệm với vai trò là Quốc trưởng đã tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Chính thể mới Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và sau đó ông Ngô Đình Diệm được bầu làm Tổng thống nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam.

1955 33

Mời bạn xem qua các hình ảnh chọn lọc khác của Sài Gòn trong năm 1955:

1955 22
đầu đường Hàm Nghi và Phó Đức Chính

1955 23

1955 1
Đường Catinat lúc này đã mang tên Tự Do, và Nhà Hát Thành Phố đã được cải tạo lại, bỏ đi các chi tiết hoa văn nguyên thủy để trở thành trụ sở Quốc Hội từ năm 1955.

1955 29

1955 26
Bức hình quen thuộc này đã được chụp từ năm 1955. Tòa Đô Chánh nằm trên đường Lê Thánh Tôn và đầu đường Nguyễn Huệ
1955 25
Nhà Thờ Đức Bà năm 1955, góc đường Tự Do – Nguyễn Du. Nhà hình chóp ngay đầu đường phía Nguyễn Du là trụ sở Bộ Xã Hội
xh
Bên trong trụ sở Bộ Xã Hội góc đường Nguyễn Du nhìn ra Nhà Thờ
1955 19
Một lễ mít tinh tại dinh Độc Lập năm 1955, có thể là trong 1 buổi lễ nhậm chức của Ngô Đình Diệm

1955 9

1955 16
Dinh Độc Lập trước đó mang tên là dinh Norodom. Đến năm 1963 thì bị hủy để xây lại theo kiến trúc mới
1955 17
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam năm 1955. Trước đó là trụ sở của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam, là một phần của Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập ngày 21 tháng 1 năm 1875. Sau năm 1975, nơi đây trở thành trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kiến trúc của tòa nhà này đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
1955 15
Bến Bạch Đằng năm 1955
1955 11
Hộp đêm “La Croix du Sud” tại góc đường Catinat – Amiral Dupré. Sau 1955, tên đường đổi lại thành Tự Do – Thái Lập Thành, nay là Đồng Khởi – Đông Du. Hộp đêm này sau đó trở thành Vũ trường Tự Do nổi tiếng
1955 7
Bến Bạch Đằng ngay đầu đại lộ Hàm Nghi.
1955 5
Đường Tự Do rợp bóng cây. Phía cuối đường có thể thấy tháp chuông nhà thờ
1955 3
Kho bạc Sài Gòn, sau 1955 là Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn, nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngày nay là Kho Bạc Nhà Nước
1955 2
Bộ Quốc Phòng trên đường Gia Long, nay là trụ sở Bộ GTVT trên đường Lý Tự Trọng
1955 34
Đường Tự Do từ Nhà Thờ đi thẳng ra bờ sông
1955 35
Cầu Mống năm 1955. Là một trong những cây cầu cổ xưa nhất thành hố, vẫn còn cho đến ngày nay
1955 36
Cư xá nhân viên Hãng xăng Shell, được xây dựng khoảng năm 1952. Hình này chụp mặt sau của tòa nhà, hình chụp từ phía đường Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo). Tòa nhà này hiện nay thuộc khu vực Nhà khách T78 Văn phòng Trung ương Đảng, địa chỉ cổng vào tại 145 Lý Chính Thắng.
1955 37
Tòa nhà trụ sở của Hãng xăng Shell tại góc đại lộ Thống Nhất và Cường Để. Hiện nay tòa nhà này thuộc về Petrolimex
1955 38
Đại lộ Lê Lợi 1955
1955 40
Góc phố Tự Do – Lê Lợi một ngày mưa năm 1955
1955 39
Sông Sài Gòn
1955 6
Người phụ nữ này đang bào rau muống với mấy cái bắp chuối (hoa chuối) ở phía trước
1955 21
Nhà thờ Đức Bà năm 1955. Hình chụp lúc 3 giờ kém 20 chiều, nắng còn chiếu nghiêng trước mặt chính hướng đông của nhà thờ. Chỉ một lát nữa là mặt chính nhà thờ sẽ bị ngược nắng. Thời gian này mặt đồng hồ nhà thờ còn mang số tự La Mã. Qua thập niên 60 người ta thay đồng hồ mới, con số là những cái gạch.
1955 20
Bưu điện trung ương Saigon ở bên hông Nhà Thờ
1955 18
Trụ sở Cty xăng dầu Vacuum Oil góc Thống Nhất – Hai Bà Trưng
1955 4
Rạch Thị Nghè nhìn từ cầu Phan Thanh Giản
1955 14
Vòng xoay ở công trường Lam Sơn với thương xá Eden
bach dang
Cảnh bình yên trên sông Sài Gòn – Bến Bạch Đằng năm 1955 nhìn từ khách sạn Majestic

 

 

saigon 1956

“Mời người lên xe, về miền quá khứ” – Phần 2: Sài Gòn năm 1956

Xin mượn một câu hát nổi tiếng trong nhạc Phạm Duy, trong loạt bài viết đưa độc giả “về miền quá khứ” này, chúng tôi xin kể lại, và lật lại những tấm ảnh xưa của Sài Gòn từ những năm 1955 đến 1975. Sau phần 1 với những hình ảnh năm 1955, phần 2 này là những hình ảnh của Sài Gòn năm 1956.

Năm 1956 có một số sự kiện mang ý nghĩa lớn với Sài Gòn và cả miền Nam. Đây là năm chính phủ tổ chức thành lập và tuyển cử bầu ra Quốc Hội lập hiến, rồi ban hành hiến pháp VNCH đầu tiên, và ngày ban hành hiến pháp là 26 tháng 10 năm 1956 cũng trở thành ngày quốc khánh đầu tiên.

saigon 56 1
Mừng Lễ Quốc Khánh 26-10-1956

Mời các bạn xem lại những tấm ảnh chụp Sài Gòn trong năm 1956 sau đây:

saigon 56 7
Bồn nước trước Tòa Đô Chánh. Lúc này tấm hình treo trên tòa nhà là tổng thống Ngô Đình Diệm, thay cho hình quốc trưởng Bảo Đại trong thời gian trước đó

saigon 56 6

saigon 56 8
Năm 1900, Nhà Hát Thành Phố được khánh thành. Đến năm 1956 thì được cải tạo lại để trở thành trụ sở Quốc Hội. Tòa nhà bị thay đổi lại bên ngoài để phù hợp với công năng mới. Các họa tiết hoa văn nhỏ bị tháo dỡ, hàng cột tròn bị phá bỏ. Phần họa tiết trang trí hoa văn trên cửa đi vào được thay đổi thành các đường kẻ sọc ngang như kinh tuyến và vĩ tuyến trên địa cầu. Lối kiến trúc tạo đường nét vuông vức để phù hợp với vị thế của một trụ sở hội họp chính trị.

saigon 56 16

saigon 56 19
Hình chụp Nhà Thờ Đức Bà năm 1956
saigon 56 20
Đài tưởng niệm (hiện nay là đền vua Hùng) bên trong vườn Bách Thảo (Thảo Cầm Viên). Ở đằng trước là tượng voi được vua Thái Lan Paramindr Maha Pradjahipok (tức Rama VII) tặng sau chuyến thăm Sài Gòn vào năm 1930. Bức tượng voi được chuyển từ Bangkok đến Cảng Nhà Rồng vào ngày 30/10/1935. Chiều cao của bức tượng coi là 1,5 m, trọng lượng ước tính trên một tấn và được đặt trên bệ cao 1,6 m.
saigon 56 17
Một mặt của Đài tưởng niệm bên trong Thảo Cầm Viên
saigon 56 12
Cổng vào Lăng Ông, nơi thờ phượng Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt, người rất được nhân dân vùng Sài Gòn – Gia Định tôn kính
saigon 56 14
Bên trong Lăng Ông. Khi tả quân Lê Văn Duyệt mất, dân gian xem ông như một vị phúc thần, và nhân dân thường đến Lăng thắp hương để cầu xin tài lộc vào mỗi dịp lễ. Việc thờ cúng và tế lễ tại Lăng Ông cũng mang nghi thức thờ thần và tế thần.
saigon 56 13
Chùa Ngọc Hoàng nằm trên đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, (giữa Nguyễn Văn Giai – Phan Thanh Giản), nay là đường Mai Thị Lựu). Nguyên gốc thì nơi này không phải là chùa, vì không thờ Phật, mà là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người Trung Quốc tên Lưu Minh xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là “Phước Hải Tự”. Năm 2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến thăm chùa Ngọc Hoàng trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.
saigon 56 2
Một con đường rợp bóng cây xanh ở Quận 3
saigon 56 22
Đầu đường Lê Lợi, phía chợ Bến Thành
chung
Xe ngựa quảng cáo của rạp chớp bóng Thành Chung. Rạp này nằm trên đường Vĩnh Viễn, xóm Vườn Lài. Hình chụp xe ngựa đậu trên đường Hùng Vương phía cửa sau chợ An Đông quay đầu ra phía đường Nguyễn Duy Dương. Biển quảng cáo cho phim thần thoại Ca vũ nhạc Ấn Độ – lồng iếng Việt – Nữ Hoàng Người Dơi
saigon 56 21
Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, gần rạp cinéma Đại Nam
saigon 56 18
Đường Trần Hưng Đạo, đoạn ngã tư Trần Hưng Đạo – Ký Con & Bác Sĩ Yersin
saigon 56 11
Một góc sông Sài Gòn năm 1956
saigon 56 4
Tiệm BRODARD góc ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiếp. Tiệm bánh Brodard được mở từ năm 1948, là nhà hàng, kem, bánh ngọt theo phong cách của người Pháp. Khoảng năm 2012, nhà hàng Brodard bị đóng cửa, vị trí này được Sony thuê lại làm cửa hàng trưng bày sản phẩm, sau đó đổi lại thành nhà hàng Brodard – Gloria Jean’s Coffees. Tuy nhiên thương hiệu cafe này cũng rời khỏi vị trí này chỉ sau một thời gian ngắn do chi phí thuê quá đắt đỏ.
saigon 56 3
Một thiếu nữ Tây tại hồ bơi Cercle Sportif Saigonnais, nay vẫn còn ở trong Cung Văn Hóa Lao Động
saigon 56 10
Vỉa hè Đại Lộ Nguyễn Huệ, trước Tòa Đô Chánh, lúc này đang treo bandroll kỷ niệm ngày Quốc Tế Lao Động 1/5/1956
saigon 56 9
Tham quan tàu hộ vệ tại bến Bạch Đằng
saigon 56 5
Trường tiểu học Jauréguiberry xây dựng trong thập niên 1940, sau 1956 đổi thành Centre Scolaire Saint Exupéry. Hiện nay là Khoa Quản lý Giáo dục của trường ĐH Sài Gòn (cơ sở 3), nằm tại góc Trương Định – Ngô Thời Nhiệm, gần bên cạnh phía sau trường Gia Long.

Đông Kha (nhacxua.vn)
Nguồn hình ảnh: manhhai flickr

 

sg1957

“Mời người lên xe, về miền quá khứ” – Phần 3: Sài Gòn năm 1957

Tiếp theo 2 phần trước, giới thiệu những hình ảnh Sài Gòn được chụp trong 2 năm 1955, 1956.

Đến năm 1957, lúc này miền Nam bắt đầu ổn định về chính trị và không có quá nhiều sự kiện nổi trội, và hình ảnh của Sài Gòn trong năm 1957 còn lưu lại cho đến ngày nay cũng không có nhiều, ngoài chùm ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nguyễn Bá Mậu ở dưới đây.

Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Mậu sinh năm 1928, cuộc đời của ông gắn liền với đất Đà Lạt. Ông có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh được giải quốc tế. Các góc ảnh chụp khắp nơi ở Miền Nam của ông Nguyễn Bá Mậu rất khác biệt với đa số tấm ảnh về Sài Gòn trước 1975 của các quân nhân Mỹ, vốn chỉ là những tay máy nghiệp dư.

Hình ảnh của Nguyễn Bá Mậu được căn chỉnh bố cục rất đẹp và nghệ thuật.

Những tấm ảnh sau đây của ông được lấy từ trang artcorner.vn:

1957 7

Kiến trúc tuyệt vời của Dinh Độc Lập trước khi bị phá hoại năm 1962.

Công trình trong hình này được xây dựng xong năm 1871, được đặt tên ban đầu là Dinh Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ.

Từ 1871 đến 1887, dinh là nơi làm việc của Thống đốc Nam kỳ nên gọi là dinh Thống đốc Nam kỳ. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang dinh Gia Long gần đó. Tuy nhiên, dinh chỉ được sử dụng làm nơi làm việc cho Toàn quyền Đông Dương cho đến năm 1906. Sau khi Phủ Toàn quyền ở Hà Nội được xây dựng xong thì các Toàn quyền và hầu hết bộ máy giúp việc dời ra Hà Nội. Nơi đây chỉ còn lại các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền đặc trách ở Nam Kỳ. Mặc dù vậy dân gian vẫn quen gọi đây là dinh Toàn quyền.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong thế chiến, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông Dương, một chức vụ gần tương đương với chức vụ Toàn quyền thời thuộc địa.

Đến năm 1954, dinh là nơi làm việc của thủ tướng Ngô Đình Diệm, sau đó trở thành tổng thống VNCH. Lúc này ông quyết định đổi tên dinh thành Dinh Độc Lập. Đến năm 1962, dinh bị phe đối lập làm sập toàn bộ cánh trái, do không thể khôi phục nên kiến trúc tuyệt đẹp này đã bị phá bỏ để xây dinh mới như ngày nay, sau 90 năm tồn tại.

1957 14

1957 11

Hai tấm ảnh chụp chợ Bến Thành năm 1957 của Nguyễn Bá Mậu. Lúc này chợ đã được xây được 43 năm. Kiến trúc chợ hơn 100 năm qua hầu như không thay đổi, trở thành biểu tượng quen thuộc của Sài Gòn. Ngôi chợ được xây từ năm 1912 đến 1914 với vốn đầu tư của đại phú gia người gốc Hoa nổi tiếng là Hứa Bổn Hòa

Dãy nhà mái ngói bên trái của hình hiện nay vẫn còn sau hơn 100 năm. Đó là dãy nhà cũng gia Hứa Bổn Hòa xây cùng lúc với chợ Bến Thành để kinh doanh.

1957 13

Nhà thờ Tân Định chụp năm 1957 tại đường Hai Bà Trưng. Nhà thờ này được xây trước Nhà thờ Đức Bà chỉ một vài năm, có quy mô lớn nhất thời điểm đó. Nhà thờ Tân Định đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xóa đi nét kiến trúc ban đầu đã tồn tại gần 150 năm.

1957 18

Một góc ảnh quen thuộc của Sài Gòn, đó là đường Tự Do, khách sạn Continental và phía trước nhà Quốc Hội. Trong ảnh này có thể thấy xe con nối đuôi nhau đi trên đường Tự Do.

1957 9

Góc Trần Hưng Đạo – Bùi Viện năm 1957. Khối nhà trong ảnh là Phòng trà Tour d’Ivoire, sau này đổi tên Việt thành Tháp Ngà.

1957 1

Cảng Sài Gòn năm 1957

1957 8

Bên trong Thảo Cầm Viên năm 1957. Đây là 1 trong 8 vườn bách thảo lâu đời nhất thế giới.

1957 6

Đền Kỷ Niệm và Viện Bảo Tàng bên trong Thảo Cầm Viên. Hiện nay những kiến trúc này vẫn còn.

1957 4

Chợ Bình Tây (Chợ Lớn) năm 1957. Khu chợ này khánh thành năm 1930 và được thương gia người Hoa là Quách Đàm bỏ tiền ra xây dựng vào năm 1928 rồi tặng cho chính quyền thành phố lúc bấy giờ.

Đổi lại, ông chỉ xin được xây dựng thêm mấy dãy nhà phố xung quanh chợ và được đặt tượng mình giữa chợ khi mất. Chợ Bình Tây được xây dựng mang phong cách kiến trúc Á Đông nhưng ứng dụng những kỹ thuật hiện đại phương Tây đương thời và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn.

Một số hỉnh ảnh khác của Sài Gòn năm 1957:

1957 2

Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng tại Sài Gòn ngày 7/3/1957. Hình chụp tại góc Tự Do – Gia Long. Góc trên phải là Công viên Chi Lăng.

1957 17

Không ảnh chụp khu vực Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Trung Tâm năm 1957. Có thể thấy khuc vực này được quy hoạch rất đẹp.

1957 16

Một góc khu vực chợ Bến Thành năm 1957

1957 15

Xích lô máy trên đại lộ Thống Nhứt. Phía bên kia là đường Pasteur

1957 3

Xích lô chờ khách ở góc đường Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (nay là Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi)

sg58

“Mời người lên xe, về miền quá khứ” – Phần 4: Sài Gòn năm 1958

Tiếp theo 3 phần trước, đã giới thiệu những hình ảnh chọn lọc của Sài Gòn trong những năm đầu của thời kỳ đệ nhất cộng hòa, đó là 1955, 1956, 1957.

Sau đây xin giới thiệu những hình ảnh của Sài Gòn năm 1958.

58 23
Rửa xe ở một góc đường Hùng Vương năm 1958
58 22
Dinh Độc Lập năm 1958. Kiến trúc này đã tồn tại từ năm 1871, đến năm 1962 thì bị phá hủy. Công trình này được đánh giá là có quy mô bề thế và mang dấu ấn thời gian nhiều hơn Dinh Độc Lập mới được xây năm 1963 của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
58 18
Tem năm 1958 có hình ảnh Dinh Độc Lập
58 21
Cây xăng ở góc đường Hai Bà Trưng – Trần Cao Vân năm 1958. Ngày nay 2 đường này vẫn được giữ nguyên tên, và vị trí này vẫn là cây xăng, nay mang tên Petrolimex ở số 22 Trần Cao Vân.
58 9
Đại lộ Lê Lợi năm 1958, nhìn về phía nhà Quốc Hội. Bên trái là thương xá Eden vừa mới xây không lâu
58 2
Đường Đồng Khánh (nay là đường Trần Hưng Đạo B). Rạp xinê bên trái sau này là rạp LIDO, đang chiếu phim “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” (Les Aventures de Tom Sawyer). Nơi cột đèn bên phải là ngã ba Đồng Khánh – Châu Văn Tiếp (nay là ngã ba Trần Hưng Đạo B – Trần Xuân Hòa).
58 7
Đây là bức ảnh rõ nhất của Hội Trường Diên Hồng năm 1958.

Xin nói thêm về tòa nhà Hội Trường Diên Hồng ở bên trên, nơi mà sau này từ năm 1967 trở thành trụ sở của Thượng Nghị Viện, thuộc Quốc Hội. Tòa nhà này được chính quyền Pháp xây năm 1927 để làm trụ sở phòng thương mại mới (trụ sở cũ nằm ở công trường Mê Linh, đến nay vẫn còn, trở thành 1 quán bar). Trụ ở mới này được thiết kế phong cách tân cổ điển, có chút ảnh hưởng từ cả kiến trúc Chăm và Khơ Me.

Năm 1945, khi quân Nhật nắm quyền ở Đông Dương, quân đội đã sử dụng toà nhà này như là một trung tâm thẩm vấn. Sau đó Pháp tái chiếm Đông Dương rồi dùng toà nhà này để làm trụ sở quân đội.

Năm 1955, khi quân đội Pháp đã rời Đông Dương, toà nhà này trở thành một trung tâm Hội Nghị và được đặt tên là Hội Trường Diên Hồng như đã thấy ở hình trên, là nơi tổ chức những phiên họp quan trọng thời đệ nhất cộng hoà.

58 6
Góc đường ngay phía sau nhà Quốc Hội, đường Hai Bà Trưng với trụ sở điện lực CEE. Bên trái CEE là đường Nguyễn Siêu, bên phải CEE là đường Cao Bá Quát. Đó là tên của 2 danh sĩ đời vua Tự Đức.

Xin nói thêm về tòa nhà CEE ở bên trái của hình bên trên, hiện nay là trụ sở của Tổng công ty Điện Lực Miền Nam.

CEE là chữ viết tắt của Compagnie des Eaux et d’Électricité de Saigon, nghĩa là Công ty Điện Nước Sài Gòn được thành lập năm 1900, ban đầu có nhiệm vụ cung cấp nước cho các vùng Chợ Lớn, Sài Gòn và cả Nam Vang (Phnompenh).

Đến năm 1909, CEE đã mua lại SEVS – là một công ty điện khác – để chính thức trở thành nhà cung cấp cả điện lẫn nước cho Sài Gòn, Chợ Lớn và Phnom Penh.

Mặc dù nước Pháp đã chấm dứt sự hiện diện tại Việt Nam từ năm 1954, nhưng công ty CEE của Pháp vẫn hoạt động đến năm 1967 theo hợp đồng ký với chính quyền VNCH, rồi sau đó mới chuyển giao lại cho công ty Sài Gòn Điện Lực.

58 14
Cận cảnh hình ảnh góc đường Hai Bà Trưng – Nguyễn Siêu năm 1958. Bên trái của hình này là đường Nguyễn Siêu.
58 3
Đoàn làm phim Người Mỹ Trầm Lặng (The Quiet American) năm 1958, đang quay một cảnh ngay trước nhà Quốc Hội, công trường Lam Sơn. Phía sau hình có thể thấy là trụ sở của Phòng Thông Tin Đô Thành.

Xin nói thêm về phim Người Mỹ Trầm Lặng được quay tại Sài Gòn năm 1958, vì có 1 số chi tiết thú vị.

Từ năm 1956, đạo diễn người Mỹ Joseph L. Mankiewicz tới miền Nam Việt Nam cần tuyển một thiếu nữ châu Á tóc dài để đóng vai chính là một thiếu nữ người Việt tên là Phượng cho phim The Quiet American, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Graham Greene, có bối cảnh là thành phố Sài Gòn năm 1952.

Trong thành phần Ban Giám Khảo lựa chọn diễn viên có tài tử Lê Quỳnh và vài người Pháp khác, và người đẹp xứ Đà Lạt 18 tuổi tên là Huỳnh Thị Bê đã được chọn vào vai diễn này. Có một điều đặc biệt, đó là Huỳnh Thị Bê chính là người vợ đầu của danh ca Hùng Cường, là mẹ của ca sĩ Quang Bình.

Tuy nhiên khi hãng phim dự tính mời cô Huỳnh Thị Bê sang Hawaii đóng những cảnh đầu của phim, cũng là lúc đám hỏi giữa cô và Hùng Cường vừa tổ chức xong, nên Hùng Cường không đồng ý cho cô đi một mình sang ngoại quốc, vì thế cô Huỳnh Thị Bê đành từ chối hợp đồng đóng phim trên.

Sau đó đoàn làm phim chuyển hướng sang mời một người mà sau đó đã trở thành minh tinh nổi tiếng nhất của Miền Nam, đó là Kiều Chinh.

Kiều Chinh kể lại rằng năm 1956, khi cô đang đi lễ nhà thờ về và dạo bước trên đường Tự Do, thì vị đạo diễn nổi tiếng Hollywood Joseph L. Mankiewicz đang ngồi trong quán cafe tầng trệt Contentinal Palace đã phát hiện ra và ngay lập tức mời cô đóng vai Phượng cho phim The Quiet American. Ông đạo diễn đưa script kịch bản cho Kiều Chinh để cô về đọc thuộc và ngày hôm sau sẽ lên thử vai.

Khi Kiều Chinh trở về, trình bày với cha mẹ chồng sự việc này. Khi đó cô mới lấy chồng, ở nhà cha mẹ chồng. Lúc đó điện ảnh chưa thịnh hành ở Việt Nam, nên việc một cô gái được Hollywood mời đóng phim là một việc gì đó rất lạ lẫm, và sau khi nghe sơ qua kịch bản, cha mẹ chồng của Kiều Chinh không đồng ý để cô tham gia đóng vai chính trong phim.

Kiều Chinh quay trở lại gặp vị đạo diễn, trình bày lại và cáo lỗi vì không tham gia được, ông cảm thấy rất ngạc nhiên, nhưng cũng đành chịu, và mời Kiều Chinh đóng một vai cameo chỉ xuất hiện có vài giây trong phim và không có thoại.

Đến 1 năm sau, Kiều Chinh mới chính thức bén duyên với điện ảnh trong bộ phim Hồi Chuông Thiên Mụ năm 1957 và trở thành nữ minh tinh nổi tiếng nhất của miền Nam từ trước đến nay.

Sau nhiều lần hụt vai chính, khi các cô gái người Việt gốc không thể tham gia đóng phim được, đoàn làm phim Mỹ chấp nhận một sự thật rằng văn hóa của Việt Nam thời đó không cho phép các cô gái “nhà lành” đóng những vai có hoàn cảnh rất “éo le” như trong phim The Quiet American, cuối cùng họ đành mời một cô diễn viên người Ý tên là Giorgia Moll, hóa trang thành người Việt để đóng vai Phượng.

58 4
Ở giữa là Giorgia Moll đóng vai Phượng trong cảnh quay ở Sài Gòn năm 1958
58 19
Sân bay Tân Sơn Nhứt năm 1958
58 17
Majestic Hotel năm 1958, đường Bến Bạch Đằng
58 16
Đoạn gần trước nhà thờ Đức Bà. Nhà bên phải là nhà xứ (nhà cha sở)
58 15
Trường sinh ngử Hội Việt Mỹ số 55 đường Mạc Đỉnh Chi,phía sau trường là đường Phùng Khắc Khoan
58 13
Một hình ảnh khác của Hội Việt Mỹ (VAA Vietnamese American Association)
58 25
Hải quân công xưởng năm 1958, tức xưởng đóng tàu Ba Son. Nơi này đang lắp ráp một bộ phận của tàu chiến cho hải quân

Dưới đây là một hình ảnh khác của xưởng đóng tàu Ba Son năm 1958, với hình ảnh ụ đóng tàu đã có từ thời Pháp thuộc.

58 5

58 20
Tàu của Úc trên bến Bạch Đằng năm 1958
58 24
Đường Hùng Vương ở Chợ Lớn với đường rầy xe lửa nằm ở giữa.
58 12
Thánh đường Hồi giáo đường Thái Lập Thành, nay là đường Đông Du
58 1
Tòa Đô Chánh nhìn từ Đại lộ Nguyễn Huệ. Có thể thấy lúc này đường rất vắng vẻ.
58 10
Mít tiinh ủng hộ tiến bộ phụ nữ vào ngày 1/4/1958 trước Tòa Đô Chánh

 

1959

“Mời người lên xe, về miền quá khứ” – Phần 5: Sài Gòn năm 1959

Mời các bạn trở về quá khứ của Sài Gòn hơn 60 năm trước, với loạt ảnh được chụp vào năm 1959.

Đầu tiên là loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu ghi lại hình ảnh của thành đô Sài Gòn. Hình chụp của ông rất khác biệt với đa số tấm ảnh về Sài Gòn trước 1975 của các quân nhân Mỹ, vốn chỉ là những tay máy nghiệp dư.

Hình ảnh này được người nhà của ông Nguyễn Bá Mậu đăng trên artcorner.vn, tất cả những hình sau đây đều được chụp vào năm 1959.

 

Bến Bạch Đằng ngay đầu đường Tự Do

1959 16

Dinh Độc Lập khi còn kiến trúc cũ:

1959 23

Dưới đây là Cầu Mống nối Quận 1 và Quận 4 được xây vào cuối thế kỷ 19, là một trong những cây cầu cổ xưa nhất của Sài Gòn hiện nay vẫn còn được giữ lại và chỉ dành cho đi bộ tham quan.

1959 23

1959 21
Đại lộ Nguyễn Huệ nhìn về phía Tòa Đô Chánh
1959 20
Người Sài Gòn đi bộ trên vỉa hè đường Tự Do, ngay công viên Chi Lăng
1959 19
Đại lộ Đồng Khánh, nay là đường Trần Hưng Đạo B
1959 18
Đại lộ Lê Lợi nhìn về phía trụ sở Quốc Hội
1959 17
Công trường Lam Sơn nhìn từ khách sạn REX
1959 15
Đại lộ Lê Lợi
1959 5
Đoạn Đồng Khánh – Ngô Quyền (nay là Trần Hưng Đạo – Ngô Quyền)

Tiếp theo là những hình ảnh Sài Gòn năm 1959 đăng trên tập san Tiếng Dội Miền Nam của Trần Tấn Quốc:

ID 28509 building 1959.jpg
Trụ sở Quốc hội nhìn qua bồn nước từ ngã tư đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi
ID 28510 building 1959.jpg
Một tòa chung cư 7 từng trên đường Hai Bà Trưng
ID 28511 street 1959.jpg
Bến xe đò lục tỉnh đường Trương Vĩnh Ký lúc nào cũng đông hành khách
ID 28512 street 1959.jpg
Đại lộ Khổng Tử (Chợ Lớn) có chiều đi về, ngăn cách bởi hàng cây thông ngay ngắn
ID 28513 building 1959.jpg
Ðường Tự Do là đường mà khách ngoại quốc ưa thăm viếng nhất
ID 28514 street 1959.jpg
Đường Võ Tánh, những nhà đồ sộ đã thay thế cho những nhà lụp xụp cũ

Một số hình ảnh khác của Sài Gòn năm 1959:

1959 9
Hình Thanh Nga năm 17 tuổi trên báo Màn Ánh Sân Khấu năm 1959
1959 1
Đại lộ Hàm Nghi nhìn từ Bến Bạch Đằng. Chiếc xe xanh đang quẹo là Chevrolet Mỹ đi theo hướng đường rầy xe lửa từ ga Sài-Gòn ra Hàm Nghi qua cầu Khánh Hội – Trịnh Minh Thế Q4
1959 25
Đại lộ Nguyễn Huệ đoạn Ngô Đức Kế
1959 14
Nhà hát thành Phố được chuyển công năng thành trụ sở của Quốc Hội từ năm 1955
1959 13
Một hẻm nhỏ Sài Gòn
1959 8
Sông Sài Gòn đoạn bến Bạch Đằng

1959 6

1959 4
Tòa Đô Chánh năm 1959
1959 12
Bên trong chợ Bến Thành
1959 7
Cầu Khánh Hội nối Quận 1 và Quận 4, từ Bến Bạch Đằng sang đường Trình Minh Thế
1959 10
Khách sạn Caravelle đăng xây gằn xong. Khách sạn nổi tiếng này được xây năm 1957 và khai trương vào Noel năm 1959. Tầng trệt cao ốc có văn phòng thương mại của hãng Air France. Khách sạn này được xây dựng với cổ phẩn của hãng Catinat Foncier, hãng hàng không Air France và cả Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhân khi đó Air France vừa mới mua được một đoàn máy bay phản lực Caravelle của xưởng sản xuất Sud Aviation nên đã đề nghị dùng tên “Caravelle” để gọi tòa nhà này.

 

bài: Đông Kha
nguồn: nhacxua.vn
nguồn ảnh: manhhai flickr