Cá heo, cá sấu 'sống dở chết dở' vì thi thể nghi mắc COVID-19 dân Ấn thả sông

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Cá heo sông Hằng, cá sấu Ấn Độ dễ bị tổn thương vì chúng thở bằng phổi thay vì mang như các loài cá khác

Sau khi giới chức Ấn Độ phát hiện thi thể của nhiều bệnh nhân nghi mắc COVID-19 thả trôi trên sông Hằng, nhiều nhà khoa học lo ngại cá heo, cá sấu có thể nhiễm virus SARS-CoV-2.

"Các loài động vật có vú như cá heo và loài cá sấu rất dễ nhiễm bệnh. Chúng tôi thực sự lo lắng vì chính phủ đã chi rất nhiều tiền để bảo toàn các loài này", K. Sivakumar, nhà khoa học cấp cao ở Viện Động vật hoang dã Ấn Độ cho biết.

"Chúng tôi không có đủ thông tin về cách thức lây lan virus nhưng vì nhiều người tin rằng nó lây lan qua giọt bắn nên nó cũng có thể lây lan qua nước", ông này nói thêm.

b88f44ff5ebdb7e3eeac

Thi thể các bệnh nhân nghi mắc COVID-19 thả trôi trên sông Hằng đe dọa môi trường sống của các động vật. (Ảnh: Downtoearth)

Một đồng nghiệp của ông Sivakumar - ông Qamar Qureshi cho rằng cần phải tìm cách ngăn chặn cũng như xử lý các thi thể để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. "Ngoài tác động tới đời sống thủy sinh, các thi thể này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân gần sông", ông này nói.

Bihah và Uttar Predesh - các bang phát hiện thi thể nghi của bệnh nhân COVID-19 là đoạn chính của sông Hằng. Khu vực này tập trung nhiều cá heo, cá sấu và nhiều động vật khác.

Sông Hằng dài 2.525 km, chảy qua ít nhất 11 bang của Ấn Độ là môi trường sống của khoảng 2.500 - 3.000 con cá heo sông Hằng và hơn 1.000 con cá sấu Ấn Độ.

Hai loài này lần lượt được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào nhóm "cực kỳ nguy cấp" và "nguy cấp" cần được bảo vệ.

Trước đó, nhiều loại động vật hoang dã như sư tử và hổ được phát hiện mắc COVID-19, hầu hết là do lây từ nhân viên nhiễm bệnh trong các sở thú, công viên quốc gia.

Diệu Hoa (Nguồn: TOI

Những bài mới đăng

Mùa Thu Lá Bay